Hotline: 0911 750 009

Kinh nghiệm quí giá và từng bước lập kế hoạch xây nhà hoàn hảo

Ngày đăng: 15/08/2019Hạng mục: Nhà đẹp

len ke hoach xay nha.jpg
1.1 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG XÂY NHÀ
Hình thành ý tưởng xây nhà là công đoạn mà chủ nhà phải họp các thành viên trong gia đình để cùng thống nhất một số nội dung sơ bộ trước khi xây nhà như:
  1. Số tiền xây nhà 
  2. Số tầng
  3. Số phòng ngủ 
Độ lớn của phòng khách, phòng ăn, phòng thờ..
Kiểu nhà, hãy google để xem những hình ảnh mà mình yêu thích, càng nhiều hình ảnh càng dễ dàng định hình ý tưởng về sau.

1.2 XEM XÉT TÀI CHÍNH
Việc xem xét tài chính nhằm lập kế hoạch chuẩn bị tiền xây dựng cho căn nhà. Không dự trù kỹ lưỡng có thể khiến chủ nhà phải vay mượn tiền để hoàn thành căn nhà ở giai đoạn cuối.

1.3 XEM XÉT PHONG THỦY 
Nếu chủ nhà là người tin phong thủy thì nên xem phong thủy ngay từ giai đoạn này. Kết quả bố trí phòng ốc theo phong thủy sẽ là căn cứ để kiến trúc sư thiết kế trong giai đoạn sau.

1.4 XÁC ĐỊNH NHU CẦU
Mặc dù các nhu cầu sơ bộ đã xác định trong bước 1.1 như số tầng, số phòng ngủ ... Tuy nhiên ở các bước này chủ nhà cần phải cân đối giữa mong muốn và khả năng tài chính của mình. Trong trường hợp khả năng tài chính bị giới hạn so với mong muốn thì nên giảm lại quy mô vây dựng để đảm bảo không bị " vung tay quá trán" khi xây nhà. Với nhà lô phố xây mới và được hoàn thiện mức trung bình khá, chi phí xây dựng sẽ vào khoảng 5-7 triệu/m2. Chủ nhà có thể dựa vào mức này để tính toán số m2 mình có thể chi trả được.

1.5 XÁC ĐỊNH SƠ BỘ CÔNG TRÌNH
Dựa vào khả năng tài chính, nhu cầu xây dựng và kết quả bố trí phong thủy, chủ nhà có thể hình dung phần nào căn nhà sẽ xây dựng . Trong bước này, chủ nhà nên tham khảo những mẫu nhà gần giống với căn nhà dự định xây để có thêm ý tưởng về việc thiết kế căn nhà từ mặt tiền, phòng ốc đến các chi tiết nội thất bên trong, đặc biệt có thể cho kiến trúc sư hiểu thêm về gu của mình,. để họ có thể "may đo" một ngôi nhà duy nhất cho bạn.

1.6 CHỌN TƯ VẤN THIẾT KẾ
Hiện nay trên thị trường có nhiều nhà tư vấn với các mức phí khác nhau, thậm chí có cả những nơi thi công.. miễn phí thiết kế. Hãy tìm hiểu kỹ càng và cân nhắc thiệt hơn so với suất đầu tư của cả công trình, tránh trường hợp "tiền mất tật mang".

1.7 THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
Thiết kê kiến trúc là công tác thiết kế diện mạo của căn nhà gồm thiết kê mặt tiền, bố trí phòng ốc, bố trí cầu thang, giếng trời.... Người thiết kê kiến trúc nên là kiến trúc sư( khác với kỹ sư xây dựng ) nhằm đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ, công năng, thông gió, chiếu sáng, vi khí hậu...và nhiều vấn đề khác của căn nhà. Dựa vào kết quả xem phong thủy, nhu cầu và khả năng tài chính của chủ nhà, kiến trúc sư sẽ tư vẫn cho chủ nhà nên thiết kế căn nhà như thế nào để đảm bảo dung hòa tất cả các mong muốn của chủ nhà từ phong thủy, khả năng tài chính đến thẩm mỹ.
Bản vẽ thiết kế kiến trúc gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn phương án kiến trúc và giai đoạn hồ sơ kỹ thuật thi công. Các hoạt động thiết kế nội thất, kết cấu, cảnh quan,.. có thể triển khai đồng loạt khi kết thúc giai đoạn 1 của kiến trúc.

1.8 KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Kết quả khảo sát địa chất là cơ sở thiết kế kết cấu móng nhà tại bước số 1.11.
Nếu bạn nắm chắc về đất nền ở khu vực nhà mình, hãy trao đổi thẳng với kỹ sư kết cấu để họ có thể đẩy nhanh tiến độ tính toán.

1.9 CHỌN THẦU THI CÔNG
Ngay sau khi thống nhất bản vẽ kiến trúc, chủ nhà đã có thể bắt đầu tính đến việc thi công vì quá trình này cũng thường kéo dài nếu muốn chọn được một nhà thầu ưng ý. Trong các bước tìm hiểu đầu tiên, chủ nhà nên khảo sát về năng lực, kinh nghiệm, sự nghiệp của nhà thầu đới với các công trình tương tự đã thi công. Sau khi chọ được một số nhà thầu có năng lực phù hợp thì hãy khảo sát đến vấn đề giá cả. Lưu ý giá cả ở đây sẽ là giá trọn gói để thi công công trình dự kiến chứ không phải là đơn giá xây dựng một mét vuông sàn. Để có thế báo giá cụ thể, nhà thầu sẽ cần đến 2 bản vẽ quan trọng là: Bản vẽ kiến trúc và bản vẽ kết cấu nhà.

1.10 THIẾT KẾ CHI TIẾT ĐIỆN, NƯỚC, NỘI THẤT
Thiết kế chi tiết điện, nước, nội thất là các bản vẽ triển khai chi tiết hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, trang trí nội thất cho căn nhà. Các bản vẽ hệ thống điện, nước cần được hoàn thành trước khi đổ bê tông sàn tầng đầu tiên. Nếu bạn định xây nhà ống, nhà lô đơn giản, có thể thợ điện của bạn sẽ không đọc bản vẽ. Hãy cân nhắc điều này, có thể làm đơn giản và đẩy nhanh tiến độ bằng cách chỉ yêu cầu bản vẽ trần điện, bỏ qua các bản vẽ đi dây diện, tủ điện, công tắc...để thợ lành nghề thực hiện ngay tại hiện trường.
Giai đoạn thiết kế nội thất sẽ bắt đầu ngay khi giai đoạn thiết kế kiến trúc sơ bộ hoàn thiện, và phương án kiến trúc được chốt, bản vẽ nội thất 3D có thể hoàn tất khi công trình đã xây xong phần thô và bắt đầu vào giai đoạn hoàn thiện.

1.11 THIẾT KẾ BẢN VẼ KẾT CẤU
Thiết kế bản vẽ kết cấu là bản vẽ cấu tạo dầm, sàn, cột, móng của căn nhà. Đây là chi tiết quan trọng giúp căn nhà được kiên cố và bền vững.

1.12 THỦ TỤC XIN CẤP PHÉP XÂY DỰNG
Xin cấp phép xây dựng là thủ tục cần thực hiện ngay khi thống nhất được bản vẽ kiến trúc sơ bộ của căn nhà. Thời gian cơ quan cấp phép xây dựng trả lời kết quả tối đa là 15 ngày làm việc.( Xem nghị định 64/2012/NĐ-CP để thêm thông tin chi tiết)

1.13 KÝ HỢP ĐỒNG THI CÔNG
Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công phù hợp, chủ nhà nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các điều khoản hợp đồng trước khi ký kết hợp đồng thi công. Đặc biệt cần lưu ý đến các yếu tố: tiến đọ thi công, chất lượng vật tư, giá trị hợp đồng, tiến độ thanh toán, các điều khoản phát sinh, chế độ giám sát khi thi công, điều khoản phạt hợp đồng....

1.14 KIỂM TRA BẢN VẼ
Sau khi được cấp phép xây dựng, cần kiểm tra đối chiếu lần cuối bản vẽ được cấp phép với bản vẽ dự kiến thi công. Một số trường hợp nếu bản vẽ dự kiến thi công bị sai khác với bản vẽ được cấp phép về cao độ, số tầng, mật độ xây dựng thì cần kiểm tra và điều chỉnh hợp lệ.

1.15 THÔNG BÁO KHỞI CÔNG
Thông báo đến cơ quan Phường/xã nơi xây nhà để đảm bảo đứng theo quy định pháp luật. Thông báo đến các nhà lân cận về việc xây nhà để họ có sự chuẩn bị. Trong giai đoạn này nêu căn nhà được xây dựng trên khu đất trống thì cần chuẩn bị thêm các thủ tục xin cấp điện nước.

1.16 KHỞI CÔNG CÔNG TRÌNH
Chọn ngày khởi công và cúng kiến nếu có. 
Hãy giám sát cẩn thận công đoạn đánh dấu móng nhà, bởi nó sẽ quyết định rất lớn đến toàn bộ ngôi nhà, nếu thợ ẩu ở giai đoạn này, công trình có thể không đúng với bản vẽ, dẫn đến thất thoát hàng chục triệu sau này.

1.17 TÌM VÀ MUA SẮM VẬT TƯ HOÀN THIỆN
Việc mua sắm các vật tư hoàn thiện có thể kéo dài từ 1-2 tháng, nên chủ nhà có thể bắt đầu tìm các cửa hàng vật tư hoàn thiện, trang trí nội thất ngay từ thời điểm này. Nếu bạn đóng đồ gỗ, hãy cố gắng đặt trước 20-30 ngày nhận nhà.

1.18 GHI NHẬN HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH LÂN CẬN
Ghi nhận hiện trạng các công trình lân cận cần được thực hiện trước khi xây dựng để đề phòng khi xây nhà nếu có làm ảnh hưởng xấu đến kết cấu của các nhà lân cận thì hai bên dễ thỏa thuận và làm rõ nguyên nhân.

1.19 THI CÔNG XÂY DỰNG PHẦN THÔ
Trong giai đoạn này nhà thầu chủ yếu thi công các công tác liên quan đến kết cấu nhà gồm: làm móng, hệ thống thoát nước, đổ bê tông cột, dầm, sàn, xây to tường, chống thấm....

1.20 THI CÔNG XÂY DỰNG HOÀN THIỆN
Thi công công việc hoàn thiện chủ yếu gồm: sơn, ốp lát gạch, lắp đặt thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện, làm trần thạch cao, ốp đá, làm sàn gỗ, giấy dán tường... .

1.21 GIÁM SÁT
Việc giám sát và nghiệm thu cần được thực hiện trong toàn bộ quá trình thi công xây dựng nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng, mỹ thuật của căn nhà. Một số chủ nhà cho rằng quan trọng nhất là phải giám sát khâu hoàn thiện, tuy nhiên nếu một căn nhà đẹp mà bị thấm nứt do kết cấu không tốt thì chủ nhà liệu có an tâm khi sinh sống trong căn nhà đó hay không? Do đó, khâu giám sát nên được thưc hiện trong toàn bộ quá trình xây dựng.

1.20 HOÀN THÀNH , BÀN GIAO, HOÀN CÔNG CÔNG TRÌNH
Khi quá trình xây nhà đã hoàn tất, chủ nhà cần kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành công trình. Ngoài ra, chủ nhà nên thực hiện các thủ tục hoàn công nhà để cấp sổ đỏ cho toàn bộ khu đất được xây dựng.

Newsletter
OK