Cầu Cát Lái nối thành phố Hồ Chí Minh và Nhơn Trạch, Đồng Nai đang được đề xuất

Ngày đăng: 01/06/2016Hạng mục: Qui hoạch-Chính sách

Để giảm ùn tắc giao thông và tăng nhanh kết nối giữa khu Đông với Nhơn Trạch, Cầu Cái Lái đang được đề xuất thi công nhằm giảm thời gian đi lại và tăng kết nối hạ tầng giữa thành phố Hồ Chí Minh với Nhơn Trạch, Long Thành Đông Nai và Bà Rịa Vũng Tàu

Giao thong Pha Cat LAi.jpg
Do tốc độ phát triển kinh tế nhanh của TPHCM, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu nên tình trạng ùn ứ kéo dài, nhất là trong các ngày lễ, Tết tại khu vực phà Cát Lái thường xuyên xảy ra. Mặt khác, lưu thông giữa Quận 2, TPHCM với Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (và chiều ngược lại) hiện vẫn phụ thuộc vào phà Cát Lái.

Trước tình hình đó, liên danh nhà đầu tư Thái Sơn – Cienco 1 – Đức Bình – Cái Mép vừa đề xuất Thành ủy và UBND TPHCM xem xét, chấp thuận cho phép được nghên cứu lập đề xuất dự án đầu tư xây dựng cầu Cát Lái (nối Quận 2, TPHCM với huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) theo hình thức BOT kết hợp BT.

Một chủ đầu tư khác cũng muốn tham gia dự án là Công ty CP Đầu tư Xây dựng 194, cũng vừa lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng cầu thay phà Cát Lái theo hợp đồng BOT.

Theo đó, điểm đầu dự án tại ngã tư giao giữa đường D (Khu công nghiệp Cát Lái) với đường Nguyễn Thị Định, Quận 2; điểm cuối tại đường Lý Thái Tổ, cách bến phà hiện hữu khoảng 1,2 km thuộc thành phố Nhơn Trạch, Đồng Nai. Chiều dài cầu khoảng 3 km, tổng mức đầu tư được đưa ra 2 mức là 5.717 tỷ đồng và 4.447 tỷ đồng.

Trình bày về lý do đầu tư cầu thay phà Cát Lái, UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, huyện Nhơn Trạch có vị trí địa lý là tâm điểm tam giác TPHCM – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu và được quy hoạch thành đô thị loại II. Việc xây cầu thay phà Cát Lái kết nối Quận 2, TPHCM với huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai là hết sức cần thiết, góp phần phát triển kinh tế xã hội của 2 địa phương cũng như tạo điều kiện giao thông thuận lợi cho người dân.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND TPHCM thống nhất về chủ trương đầu tư dự án này, đồng thời chỉ đạo các sở, ngành Thành phố cập nhật điều chỉnh các quy hoạch phù hợp với mục tiêu dự án.

Lắp 41 camera tại các khu vực giao thông phức tạp

Nhằm đảm bảo lưu thông an toàn, thông suốt của các phương tiện giao thông, đồng thời tăng cường khả năng giám sát của các cấp quản lý, Công ty IDICO-IDI vừa kiến nghị Sở Giao thông vận tải trình UBND TPHCM chấp thuận phương án đầu tư dự án lắp đặt camera giám sát giao thông tại các  khu vực  có  tình hình giao thông phức tạp trên địa bàn.

Theo đề xuất này, IDICO-IDI sẽ lắp đặt trên 12 khu vực giao lộ 41 bộ camera với tổng kinh phí gần 32 tỷ đồng từ vốn tự có và vốn huy động của nhà đầu tư.

Cụ thể, tại giao lộ QL1 - đường Trường Chinh, QL lộ 22 (4 bộ), giao lộ QL 1 - đường Phan Văn Hớn (4  bộ), giao lộ QL1 - đường số 7, số 18 (KCN Vĩnh  Lộc 4 bộ), giao lộ QL1 - đường Lê Trọng Tấn, Nguyễn Thị Tú (4 bộ), trạm thu phí IDICO (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân - 2 bộ), giao lộ QL1 - đường Tân  Kỳ Tân Quý (3 bộ), giao lộ QL1 - đường Hương lộ 2 (2 bộ), giao lộ QL1 - đường Tân Tạo Chợ  Đệm (Nút giao cao tốc 3 bộ), giao lộ QL1 - đường Trần Văn Giàu (3 bộ), giao lộ QL1 - đường Tỉnh lộ 10B (6 bộ), giao lộ QL1 - đường Hồ  Học Lãm (3 bộ), giao lộ QL1 - vòng xoay An  Lạc (3 bộ). 

Về thiết bị nội vi, tại Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn sẽ bổ sung 1 thiết bị ghi hình camera và bản quyền phần mềm để tích hợp 41 camera lắp đặt mới vào hệ thống hiện hữu; đồng thời sử dụng hệ thống màn hình hiện hữu của trung tâm để hiển thị 41 camera mới, bổ sung 1 đường truyền intemet cáp quang và 1 máy tính.

Dự án được đề xuất đầu tư theo hình thức BOT, nhà  đầu tư sử dụng trạm thu phí An  Sương-An Lạc hiện có để thu phí thu hồi vốn đầu tư theo phương thức điều chỉnh tăng mức thu phí và thời điểm tăng mức thu phí tại Trạm thu  phí BOT An  Sương-An  Lạc.

Theo Chinh Phủ

Newsletter
OK