Tình hình triển khai thi công cũng như vốn đầu tư tuyến Metro Bến Thành - Tham Lương hiện nay
Ngày đăng: 02/06/2018Hạng mục: Qui hoạch-Chính sách
Tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) là một
trong 8 tuyến metro đã được phê duyệt tại TP HCM. Tuyến này gồm 3 giai đoạn triển
khai, trong đó giai đoạn 1 triển khai đầu tiên và hiện tại tính đến quý 1/2018
thì việc giải phóng mặt bằng cơ bản đã hoàn tất.
Giai đoạn 1 dài 11,3 km còn gọi là tuyến Bến Thành –
Tham Lương đi qua các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú. Trong đó có 9,3
km đi ngầm với độ sâu trung bình 18 m. Toàn tuyến có 10 ga ngầm và một ga trên
cao, tổng vốn đầu tư được duyệt là hơn 1,3 tỷ USD (hơn 26.110 tỷ đồng) được hợp
vốn từ 3 nhà tài trợ gồm: 540 triệu USD từ ngân hàng Phát triển châu Á (ADB);
313 triệu USD từ ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và 195 triệu USD từ ngân hàng Đầu
tư châu Âu (EIB) và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách TP.HCM.
Theo quy hoạch thì tổng số dân bị ảnh hưởng để thi
công giai đoạn này là 679 hộ. Hiện nay thì dự án đã thực hiện công tác giải
phóng mặt bằng; cơ bản hoàn thành toàn nhà văn phòng, các công trình phụ trợ tại
depot Tham Lương. Dự án đang trong giai đoạn đấu thầu tuyển chọn nhà thầu xây dựng
song song với quá trình điều chỉnh dự án.
Dự án bị đội vốn lên gần 800 triệu USD
UBND.TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính
phủ về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và thời gian hoàn thành dự tuyến tàu điện
ngầm số 2, tuyến Bến Thành - Tham Lương. Theo đó, tuyến Metro số 2 này đội vốn
gần 800 triệu USD kéo dài thời gian hoàn thành dự án đến năm 2024 thay vì 2020
như kế hoạch được duyệt trước đây.
Tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương với tổng mức
đầu tư ban đầu là 26.116 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi cập nhật, tính toán lại, tại
thời điểm tháng 8/2017, tổng mức đầu tư dự kiến điều chỉnh là 48.771 tỷ đồng
tương đương đội vốn lên gần 800 triệu USD.
Ông Lê Văn Khoa - Giám đốc tuyến metro Bến Thành - Tham Lương
Nguyên nhân việc đội vốn lên thì do một số nguyên
nhân chính sau được lấy từ nguồn PV Báo Giao thông, ông Lê Văn Khoa, Giám đốc
tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương) cho biết:
- Nguyên nhân đội vốn 2,173 tỉ USD là do ảnh hưởng các
yếu tố như thiết kế kết cấu, công trình ngầm, gia cố nền, đơn giá thiết bị, đơn
giá vật liệu, nhân công.... Các yếu tố khác như trượt giá, chi phí tài chính,
xây dựng (bổ sung khối lượng cho việc kết nối với các tuyến metro số 3b, 5 và
6; tăng chiều dài các nhà ga ngầm)... Lý do chính đó đã ảnh hưởng tăng mức đầu
tư 800 triệu USD.
- Cũng theo ông Khoa, trong quá trình triển khai, năm
2012, chủ đầu tư đã tuyển chọn tư vấn quốc tế là liên danh IC (đứng đầu là tư vấn
Đức) thực hiện bước thiết kế tiếp theo (thiết kế FEED), với mục đích rà soát và
triển khai thiết kế chi tiết. Thiết kế FEED là cơ sở để tổ chức lựa chọn các
nhà thầu thi công và cung cấp thiết bị của dự án. Tuy nhiên, trong quá trình
thiết kế, tư vấn quốc tế phát hiện nhiều nội dung sai sót và chưa phù hợp dẫn đến
phải điều chỉnh thiết kế cơ sở.
- "Việc điều chỉnh thời gian hoàn thành đến năm
2024 là rất cần thiết. Mọi tiến độ triển khai của dự án được Ban Quản lý đường
sắt đô thị TP.HCM giám sát và hiện đang đẩy nhanh, khẩn trương…", ông
Khoa khẳng định.
- Ông Khoa cũng thông tin: Năm 2017-2018 giai đoạn đấu
thầu song song điều chỉnh dự án và giao thầu. Đây là các gói thầu thiết kế và
thi công. Năm 2019 sẽ khảo sát và thiết kế thi công. Từ năm 2020-2023 tổ chức
thi công thực tế. Dự kiến năm 2024 hoàn thành, vận hành chạy thử và khai thác.