Vành đai 3 khi đi vào hoạt động sẽ giúp giảm tải cho giao thông trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và thúc đẩy giao thương hàng hoá, vẩn chuyển giúp phát triển hơn kinh tế trong vùng Kinh tế động lực phía Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nai, Long An, Bình Dương và Baria-Vũng Tàu
Theo
thông tin chính thức từ Bộ Giao thông Vận tải, hôm 9-8, bộ này đã họp bàn việc
chuẩn bị đầu tư dự án đường vành đai 3, TPHCM đoạn từ Bình Dương đến Long An.
Dự án đường
vành đai 3, TPHCM đoạn từ Bình Chuẩn (Bình Dương) - Quốc lộ 22 (TPHCM) - Bến Lức
(Long An) đang được nghiên cứu để báo cáo giữa kỳ vào cuối tháng 10 và báo cáo
cuối kỳ vào cuối năm 2017.
Hướng tuyến quy hoạch các tuyến đường vành đai xung quanh Tp. HCM
Theo báo
cáo tiến độ thực hiện của đơn vị tư vấn, hiện nay hướng tuyến dự án đường vành
đai 3 đã được Bộ GTVT chấp thuận vào ngày 13-1-2017. Các hồ sơ báo cáo kết quả
khảo sát đã được hoàn tất và giao nộp. Việc thu thập dữ liệu, khảo sát hiện trường;
dự báo nhu cầu giao thông cũng đã hoàn thiện. Khâu thiết kế sơ bộ đang được thực
hiện từ tháng 6-2017.
Các khâu
tiếp theo là phân tích về tài chính, đánh giá tác động môi trường, ảnh hưởng biến
đổi khí hậu, đánh giá an sinh xã hội và định cư cho người dân. Theo kế hoạch,
tư vấn sẽ trình nộp Bộ GTVT các hồ sơ dự thảo báo cáo giữa kỳ vào cuối tháng 10
và báo cáo cuối kỳ vào cuối tháng 12.
Để đảm bảo
tiến độ dự án, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông yêu cầu tư vấn làm rõ trong
báo cáo cuối kỳ các nội dung liên quan đến quy mô và giải pháp thiết kế, trong
đó nghiên cứu kỹ lưỡng phương án đầu tư, kết cấu cầu, bố trí tổ chức giao thông
trên tuyến với các loại nút giao phù hợp…
Đường
vành đai 3, TPHCM có tổng chiều dài gần 90 km được thiết kế là đường cao tốc loại
A, vận tốc thiết kế 100 km/giờ. Đoàn đường này sẽ chạy qua nhiêu dự án và khu dân cư, đặc biệt khu đô thị vincity Quận 9.
Điểm bắt
đầu của dự án nối từ đường cao tốc Bến Lức – Long Thành tại Nhơn Trạch (Đồng
Nai) sau đó đi qua địa bàn các tỉnh Bình Dương, TPHCM, Long An và kết thúc tại
Bến Lức (nối vào đường cao tốc TPHCM – Trung Lương).
Đường
vành đai 3 được chia làm 4 phân đoạn. Trong đó, đoạn 1 từ Nhơn Trạch – Tân Vạn
(Đồng Nai) với chiều dài 34,3 km đã được Bộ GTVT phê duyệt nghiên cứu khả thi.
Theo kế hoạch đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch được khởi công vào năm 2016, tuy nhiên
cho đến nay do còn nhiều vướng mắc nên dự án vẫn chưa khởi công được.
Đoạn 2 từ
Tân Vạn (Đồng Nai) – Bình Chuẩn (Bình Dương) dài 16,7 km hiện đã hoàn thành và
đang khai thác.
Đoạn 3 từ
Bình Chuẩn (Bình Dương) – Quốc lộ 22 (TPHCM) dài khoảng 19 km.
Đoạn 4 từ
Quốc lộ 22 đến Bến Lức (Long An) dài 28 km.
Tổng vốn
đầu tư đường vành đai 3, ở thời điểm công bố quy hoạch năm 2011 là 55. 805 tỉ đồng
(không bao gồm kinh phí các cầu vượt). Dự án sẽ được xây dựng bằng nguồn vốn
ngân sách, trái phiếu chính phủ và vốn ODA.
Dự án do
Bộ GTVT là cơ quan chủ quản; đơn vị thực hiện dự án là Tổng công ty Đầu tư phát
triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.
Ngoài việc
xúc tiến đầu tư đường vành đai 3, tuyến đường vành đai 2 cũng đang được xây dựng
2 đoạn còn lại, đoạn 1 từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội và nút giao thông Bình
Thái; đoạn 2 từ An Lạc đến đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh).
Lê Anh
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn