Hotline: 0911 750 009

Quy hoạch chi tiết vành đai 3 và vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 03/10/2018Hạng mục: Qui hoạch-Chính sách

Vành đai 3 và Vành đai 4 là con đường chiến lược trong việc phát triển không chỉ thành phố Hồ Chí Minh mà là cả vùng kinh tế vệ tinh thành phố. Việc qui hoạch hai con đường này sẽ giúp cho việc giao thương, trao đổi kinh tế giữa các tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh được thúc đẩy, góp phần vào việc qui hoạch vùng đô thị và qua đó phát triển kinh tế liên vùng. Việc triển khai hạ tầng giao thông này sẽ giúp cho thị trường Bất động sản ở Vùng ven thành phố như Quận 9 và các tỉnh lân cận bứt phá với nhiều dự án đã và đang triển khai.

Vanh đai 3 và vành đai 4


Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý và phê duyệt quy hoạch chi tiết tuyến đường Vành đai 3 và đường Vành đai 4 - thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư khoảng 154.342 tỷ đồng. Trong đó, tổng chiều dành đường vành đai 3 là 89.3km và đường vành đai 4 là 197,6km.


Theo Quy hoạch, đường Vành đai 3 đi qua địa giới hành chính của 8 quận, huyện thuộc 4 tỉnh, thành phố là: Thành phố Hồ Chí Minh (quận 9, 3 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh); tỉnh Đồng Nai (huyện Nhơn Trạch); tỉnh Bình Dương (huyện Dĩ An, huyện Thuận An); tỉnh Long An (huyện Bến Lức).


Tổng chiều dài đường Vành đai 3 khoảng 89,3km, trong đó làm mới khoảng 73km; đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn dài 16,3 km hiện đang được tỉnh Bình Dương đầu tư.


Đường Vành đai 4 đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 5 tỉnh, thành phố: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (huyện Tân Thành); tỉnh Đồng Nai (3 huyện: Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu); tỉnh Bình Dương (2 huyện: Tân Uyên, Bến Cát); TP Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè); tỉnh Long An (4 huyện: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc).


qui hoach vincity quan 9.jpg


Vành đai 3 sẽ chạy qua dự án Khu Đô thị Vincity Quận 9


Đường cao tốc Vành đai 3 và Vành đai 4 có quy mô là đường cao tốc với mặt cắt ngang 6 - 8 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất khoảng 121,5m.


Đường song hành quy mô có ít nhất 2 làn xe. Đường song hành được đầu tư phân kỳ tùy theo nhu cầu vận tải và sự phát triển các đô thị hai bên.


Về tiến độ xây dựng đường vành đai 3, trước năm 2017 sẽ hoàn thành đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành (Nhơn Trạch) - quốc lộ 1A (Tân Vạn); trước năm 2019 hoàn thành đoạn quốc lộ 22 - cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương; và trước năm 2020 hoàn thành đoạn Bình Chuẩn - quốc lộ 22.


Đối với đường vành đai 4, đoạn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) đến Trảng Bom - Đồng Nai (quốc lộ 1A) tiến độ đặt ra là phải hoàn thành trước năm 2020; từ quốc lộ 1A (Trảng Bom - Đồng Nai) đến quốc lộ 13 (Tân Uyên - Bình Dương) hoàn thành trước 2025; đoạn quốc lộ 13 (Tân Uyên - Bình Dương) đến quốc lộ 22 (Củ Chi - TP Hồ Chí Minh) hoàn thành trước 2024; đoạn quốc lộ 22 (Củ Chi - TP Hồ Chí Minh) đến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương (Bến Lức - Long An) hoàn thành trước 2023 và đoạn Bến Lức - Long An (giao với cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương) đến cuối tuyến trục Bắc - Nam TP Hồ Chí Minh (cảng Hiệp Phước - TP Hồ Chí Minh) hoàn thành trước 2017.


Việc quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3 và đường Vành đai 4 là cơ sở để xác định mốc lộ giới cho các địa phương triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan đến tuyến đường.


Bên cạnh đó, liên kết các tuyến đường bộ cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai để phát huy hiệu quả các tuyến đường này, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội đô, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng. Ngoài ra, khi hạ tầng giao thông thuận tiện, sẽ hình thành nên các khu đô thị, dân cư hình thành góp phần vào tốc độ đô thị hoá các địa phương qua đó giúp thị trường bất động sản khởi sắc


Theo Chính Phủ


Newsletter
OK