Hotline: 0911 750 009

Qui trình chuyển nhượng đất đã có sổ đỏ

Ngày đăng: 15/05/2018Hạng mục: Kinh nghiệm Mua Bán Nhà Đất

Suốt thời gian dài tìm kiếm, chọn lọc xem đất, cuối cùng bạn cũng tìm được mảnh đất mà bạn ưng ý nhất. Mua nhà đất không bao giờ dễ dàng và cuối cùng thì hành trình đó cùng gần đến cuối cùng là chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người bán sang quyền sở hữu này cho bạn

Nhà Đất Phố Đông xin chúc mừng bạn.


so do chung.jpg

Chuyển nhượng đất đã có số đỏ là một bước cuối cùng xác lập quyền sở hữu từ người bán sang người mua, so với các bước mua nhà có thể nói đây là bước cuối cùng và rất quan trọng và cũng tốn kém không ít thời gian. 

Cụ thể các bước được tóm lược như sau:

Bước 1: Ký Hợp đồng đặt cọc về việc Chuyển nhượng Đất, lô Đất
Bước 2: Ký Hợp đồng Chuyển nhượng tại Phòng Công chứng.
Bước 3: Nộp hồ sơ Sang tên và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước và chờ ra sổ đỏ mới mang tên người mua.

Thủ tục mua bán đất có sổ đỏ chi tiết các bước như sau:

Bước 1: Ký Hợp Đồng Đặt cọc:

Nếu bạn không rành về thủ tục này thì tốt nhất bạn nên chọn một môi giới có uy tín, đối với người mua nhà thì có thể phức tạp và có nhiều cái bỡ ngỡ nhưng đối với các chuyên viên môi giới thì đây là các bước dễ dàng. Hợp đồng Đặt cọc cần nói rõ quyền lợi và nghĩa vụ các bên bao gồm Bên Mua và Bên Bán, Hợp đồng môi giới thường có thời gian hoàn thành (Thường 2 đến 3 tuần)  và mục tiêu của việc ký Hợp đồng Đặt cọc này. Thông thường số tiền cọc là 5% đến 10% giá trị lô đất và thỏa thuận các bên. Số tiền đặt cọc này cũng có thể coi là thanh toán lần 1.

Tất nhiên, cũng có thể bỏ qua bước này tiến hành bước 2 là cả hai bên Mua và Bán ra Phòng Công chứng ký luôn Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thanh toán luôn tiền một lần

Bên bán (Bên chuyển nhượng) nhà đất:
  1. CMND + hộ khẩu của cả hai vợ chồng.
  2. Chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).
  3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ).
Cần lưu ý trong trường hợp tài sản được nhận tặng cho, nhận thừa kế, hoặc là tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân thì chỉ cần một người ký nhưng phải có giấy tờ chứng minh (liên hệ với tư vấn viên của sàn pháp lý để được tư vấn cụ thể).

Bên mua (Bên nhận chuyển nhượng) nhà đất:
  1. CMND và hộ khẩu của cả hai vợ chồng.
  2. Chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).
Cần lưu ý trong trường hợp Bên mua nhà đất chỉ muốn một người đứng tên thì phải làm thủ tục thỏa thuận tài sản riêng hoặc văn bản thỏa thuận cử người đứng tên trên giấy chứng nhận (Liên hệ với tư vấn viên của sàn pháp lý để biết thêm chi tiết).

Tham khảo thêm 5 lưu ý khi tiến hành đặt cọc mua bán nhà đất qua bài viết này bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và an toàn trong giao dịch

Bước 2: Ký Hợp đồng Chuyển nhượng tại Phòng Công chứng:

Theo lịch hẹn các bên như thỏa thuận của Bên mua (nhận chuyển nhượng) và Bên Bán (bên chuyển nhượng), đúng ngày giờ hai bên gặp nhau tài phòng Công chứng để bên Bán chuyển quyền sở hữu lô Đất sang bên mua. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất này được soạn thảo bới các công chứng viên. Hai bên ký tên, lăn tay và Phòng Công chứng đóng giấu. 

Đây là thời điểm quan trọng và nguyên tắc Quyền sở hữu lô đất đã thuộc về Bên Mua (Bên nhận chuyển nhượng). Sau đó Bên mua sẽ tiến hành thanh toán hết số tiền còn lại cho Bên Bán ngay khi ký xong Hợp đồng Chuyển nhượng tại Phòng Công chứng. Sau khi ký tên xong, Phòng Công chứng sẽ giữ hồ sơ để Bên mua thanh toán tiền đủ cho bên bán, sau khi Bên mua thanh toán tiền xong thì Phòng Công chứng sẽ trả hồ sơ đầy đủ cho Bên mua. Thời gian hoàn thành thông thường 45 phút, tuy nhiên có thể chờ lâu do nhu cầu khu vực đó chuyển nhượng nhiều

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hai bên mua bán nhà đất đến tổ chức hành nghề công chứng nơi có bất động sản để làm thủ tục ký kết hợp đồng. Tổ chức công chứng sẽ soạn thảo hợp đồng và công chứng theo luật định, sau đó sẽ xuất ra 4 bản chính hợp đồng:
  1. Bản cấp cho bên chuyển nhượng (Bên bán).
  2. Bản cấp cho bên nhận chuyển nhượng (Bên mua).
  3. Bản lưu tại cơ quan thuế.
  4. Bản lưu tại cơ quan trước bạ nhà đất.
Lưu ý: Theo luật công chứng 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, tổ chức công chứng được quyền sao y bản chính các giấy tờ và có giá trị pháp lý như sao y tại UBND phường. Do vậy, các Bên chỉ cần xuất trình bản chính để đối chiếu và phô tô lại, nếu cần sao y bản chính thì yêu cầu VPCC sao y bản chính. Số lượng bản sao không giới hạn.

Bước 3: Nộp hồ sơ Sang tên và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước

Sau khi ký xong Hợp đồng chuyển nhượng đất tại Phòng Công chứng, bên Mua sẽ tự thân tiến hành nộp Hồ Sơ để sang tên (mình) hoặc ủy quyền cho nhân viên môi giới thực hiện việc nộp hồ sơ tài phòng một cửa tại UBND Quận nơi lô đất được giao dịch

Sau khi Ký Hợp đồng chuyển nhượng tại Phòng Công chứng xong, Bên mua có thể tự mình tiến hành Nộp hồ sơ để sang tên mình hoặc Ủy quyền cho nhân viên Cty  để thực hiện việc nộp hồ sơ và nộp thuế tại Phòng Một cửa của UBND Quận.

Trong thời hạn khoảng 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ sẽ có thông báo đi nộp thuế và sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp thuế Cơ quan Nhà nước sẽ ra Sổ đỏ (Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất) cho Bên mua, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lúc này đứng tên Bên mua (Vậy sau khoảng 20 ngày làm việc kể từ ngày công chứng sẽ ra Sổ đỏ cho người mua,).

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký đất đai các quận (chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai).

Các khoản chi phí + thuế, phí và lệ phí mua bán nhà đất gồm:
  1. Thuế thu nhập cá nhân: 2% tổng giá trị tài sản giao dịch (Bên mua và bán khai với cơ quan thuế về giá trị giao dịch để có cơ sở tính thuế)
  2. Thuế trước bạ: 0,5% tổng giá trị tài sản;
  3. Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp;
  4. Lệ phí thẩm định hồ sơ: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);

Thành phần hồ sơ gồm:
  1. Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
  2. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký, trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua nhà đất thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay).
  3. Đơn đề nghị đăng ký biến động (01 bản chính).
  4. Hợp đồng công chứng đã lập (02 bản chính)
  5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (02 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
  6. 02 Bản sao các giấy tờ đã xuất trình khi ký hợp đồng công chứng (CMND, hộ khẩu, chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân).
Trên đây là thủ tục sang tên đất đã có sổ đỏ, việc chuyển nhượng đất chưa có sổ đỏ hay chuyển nhượng hợp đồng mua bán thì cơ bản khá giông nhau nhưng thêm yếu tố công ty, bạn có thể tham khảo ở Nhà Đất Phố Đông


Nam Long

Newsletter
OK